Lãi suất vay ngân hàng hiện nay bao nhiêu là câu hỏi đang được rất nhiều khách hàng quan tâm. Vay ngân hàng là hình thức vay nhằm hỗ trợ tài chính phục vụ cho các nhu cầu sử dụng vay vốn của cá nhân, gia đình. Đây là một trong những xu hướng đang được lựa chọn rất nhiều hiện nay. Chính vì thế thông qua bài viết dưới này, chúng tôi cập nhật đến bạn đọc mới nhất bảng lãi suất vay của các ngân hàng hàng đầu Việt Nam năm 2022, nhằm giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm được khoản vay phù hợp.
Lãi suất vay ngân hàng là gì?
Lãi suất vay ngân hàng là mức lãi suất mà các ngân hàng áp dụng để tính cho một khoản vay. Dựa vào đó các ngân hàng đó sẽ tính được tổng số tiền mà khách hàng vay cần trả hàng tháng.
Theo đó, khi mà ngân hàng cho bạn vay một khoản tiền thì nhiệm vụ của bạn sau khi sử dụng khoản tiền đó chính là phải trả thêm một khoản tiền lãi cùng với số tiền gốc đã vay. Mức lãi suất này sẽ được thỏa thuận giữa các ngân hàng và khách hàng đi vay vốn, phù hợp với quy định của ngân hàng tại thời điểm họ ký hợp đồng tín dụng.
Hiện nay, mức lãi suất vay tại các ngân hàng thì thường dao động từ 6 đến 25%/năm, nhưng mức lãi suất vay này còn phụ thuộc vào từng ngân hàng, từng hình thức vay, ưu đãi, hoặc là cách tính lãi suất. Thông thường, đối với khoản vay tín chấp, mức lãi suất dao động từ 16 đến 25%/năm, còn đối với vay thế chấp thì mức lãi suất dao động từ 10 đến 12%/năm. Sau đây sẽ là bảng lãi suất vay ngân hàng mà các bạn có thể tham khảo.
Hình thức vay | Lãi suất ưu đãi (%/năm) | Lãi suất sau ưu đãi (%/năm) | Thời gian tối đa |
Vay tín chấp | 8,4 – 15,96 | 16 – 25 | 5 năm |
Vay thế chấp | 6 – 8,3 | 10 – 12 | 20 – 25 năm |
Lãi suất vay tín chấp
Mức lãi suất cho vay theo hình thức tín chấp thì thường cố định trong khoảng thời gian vay vốn. Cách thức tính lãi suất vay của ngân hàng theo hình thức tín chấp thường là tính lãi dựa trên dư nợ giảm dần. Đây là một điều kiện rất có lợi dành cho những người đi vay.
Lãi suất vay tín chấp tại ngân hàng ưu đãi khoảng từ 10 đến 16%/năm. Khi hết ưu đãi, thì các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất từ 16 đến 25%/năm.
Bảng lãi suất vay tiền tín chấp tại một số ngân hàng
Ngân hàng | Lãi suất ưu đãi (%/năm) | Hạn mức tối đa |
MaritimeBank | 15 | 500 triệu |
Shinhan Bank | 13,2 | 500 triệu |
VPBank | 20 | 500 triệu |
Lãi suất vay thế chấp
Khi vay theo hình thức thế chấp thì các mức lãi suất sẽ được cố định trong khoảng thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường, phổ biến nhất với các sản phẩm vay để mua xe, và vay mua nhà…
Lãi suất vay tại ngân hàng hiện nay theo hình thức vay thế chấp này dao động trong khoảng từ 10% cho đến 16%/năm. Hơn nữa, hình thức vay này thì thường xuyên được các ngân hàng triển khai các chương trình khuyến mại, các ưu đãi về quà tặng, lãi suất cho nên mức lãi suất áp dụng trong thời gian đầu vay thế chấp rất thấp từ 6 đến 8,3%/năm.
Bảng lãi suất vay tiền thế chấp tại một số ngân hàng
Ngân hàng | Lãi suất ưu đãi (%/năm) | Hạn mức |
BIDV | 6 – 7,5 | 100% TSĐB |
Vietinbank | 7,7 | 80% nhu cầu |
Maritime Bank | 6,99 | 90% TSĐB |
VIB | 8,2 | 75 – 100% nhu cầu vốn |
OCB | 5,99 – 6,99 | 80 – 100% BĐS |
ABBank | 6,90 – 8,50 | 90 – 100% TSĐB |
Lưu ý: Mức lãi suất được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ và khách hàng có thể đến chinh nhánh ngân hàng để cập nhật mức lãi suất một cách chính xác nhất
Xem thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Vay Tiền F88 Online Nhanh Trong 20 Phút
Có những loại lãi suất vay tiền nào?
Lãi suất cho vay hiện nay được chia ra làm 3 loại bao gồm: lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và loại lãi suất hỗn hợp. Mỗi một loại lãi suất thì sẽ được áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác nhau.
Lãi suất cố định
Lãi suất cố định là loại lãi suất được giữ nguyên không đổi trong suốt thời gian khách hàng vay vốn. Ví dụ lãi suất vay vốn trong hợp đồng tín dụng ghi là 10% và cố định trong 5 năm. Trong 5 năm này dù lãi suất của thị trường có biến đổi tăng hoặc giảm thì mức lãi suất cho vay đó vẫn giữ nguyên. Trong thực tế, loại lãi suất cố định này thường áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn hoặc là các khoản vay tín chấp.
- Ưu điểm: Do mức lãi suất không đổi trong suốt thời gian vay vốn cho nên khách hàng có thể tính trước được tất cả các khoản chi phí liên quan đến khoản vay của mình. Chi phí tiền lãi giữ nguyên ngay cả khi mà lãi suất thị trường có tăng lên.
- Nhược điểm: Bất lợi duy nhất của các khoản vay áp dụng kiểu lãi suất cố định đó là khi lãi suất thị trường giảm thì mức lãi suất vay sẽ không được giảm mà vẫn giữ nguyên.
Lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi là loại lãi suất được điều chỉnh thay đổi theo thời gian. Thông thường thì các ngân hàng sẽ điều chỉnh mức lãi suất định kỳ sau 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc là 1 năm. Lãi suất thả nổi này được tính dựa trên lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc là 24 tháng cộng với biên độ lãi suất. Lãi suất vay thả nổi này thường áp dụng cho các khoản vay trung hoặc vay dài hạn.
- Ưu điểm: Lãi suất thả nổi thì sẽ tăng giảm theo thị trường. Khi mức lãi suất thị trường giảm thì thông thường lãi suất vay của khách hàng cũng được điều chỉnh giảm theo.
- Nhược điểm: Khách hàng sẽ khó dự tính được chi phí vay do mức lãi suất thường xuyên thay đổi. Đặc biệt khi lãi suất thị trường tăng lên thì chi phí lãi vay sẽ tăng cao, gây bất lợi cho khách hàng.
Lãi suất hỗn hợp
Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp giữa hai hình thức lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Theo đó các ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cố định sau 1 khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian này thì lãi suất sẽ được thả nổi theo như công thức bên trên.
Ví dụ, ngân hàng đang áp dụng lãi suất 7% cho khoản vay mua nhà trong 12 tháng đầu. Kể từ tháng 13 thì lãi suất sẽ được thả nổi theo công thức lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng thêm 3%
- Ưu điểm: Lãi suất cố định ban đầu thì thường là mức lãi suất ưu đãi, do đó giúp cho các khách hàng giảm được chi phí lãi vay trong thời gian khi vốn gốc còn cao.
- Nhược điểm: Sau thời gian được ưu đãi lãi suất sẽ được thả nổi. Lúc này khi lãi suất thị trường tăng thì đồng nghĩa với việc mức lãi suất mà khách hàng phải chịu cũng sẽ tăng cao hơn.
Cách tính được lãi suất vay ngân hàng hiện nay
Khi vay vốn tại ngân hàng ngoài việc quan tâm lãi suất vay bao nhiêu, thì các khách hàng cũng nên tìm hiểu cách tính lãi suất vay tại ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng. Có 2 cách để tính được lãi suất phổ biến hiện nay, cụ thể:
Tính trên dư nợ gốc
Tính trên dư nợ gốc là cách thức tính tiền lãi theo đó tiền lãi sẽ được tính theo dư nợ gốc và không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản đó là dù gốc có giảm nhưng lãi thì vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Theo đó, bạn có thể tính được mức lãi theo công thức như sau:
- Lãi suất tháng = Lãi suất năm chia cho 12 tháng
- Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc nhân với Lãi suất tháng
- Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc chia 12 tháng + tiền lãi trả hàng tháng
Tính trên dư nợ giảm dần
Theo cách tính lãi dựa trên dư nợ giảm dần thì mức lãi chỉ tính trên số tiền mà bạn còn nợ (sau khi đã trừ đi số tiền nợ gốc mà bạn trả hàng tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến nhất của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ vay tiêu dùng cho đến vay sản xuất kinh doanh cùng với hình thức thế chấp tài sản.
Trong nguyên tắc này, thì mức lãi suất ngân hàng được tính theo công thức:
Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay chia thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng
Xem thêm: 19+ App Vay Tiền Online Từ 18 Tuổi Đơn Giản Chỉ Cần CMND
Một số vấn đề về lãi suất vay khách hàng cần hiểu rõ
Hiểu đúng về lãi suất vay
Các ngân hàng hiện nay đang cạnh tranh nhau một cách gắt gao thông qua các chương trình cho vay có ưu đãi với lãi suất cực hấp dẫn. Tuy nhiên là người đi vay, thì bạn phải thật cẩn thận bởi những ưu đãi này vì chỉ áp dụng trong vài tháng đầu, sau đó thả nổi.
Do vậy, các khách hàng khi vay nhất định phải nắm rõ được thời gian ưu đãi bao lâu và lãi suất sau ưu đãi được tính toán thế nào, các kỳ điều chỉnh lãi suất…
Đặc biệt, bạn cũng cần phải chú ý đến cách tính lãi của các ngân hàng. Có hai hình thức tính lãi phổ biến nhất hiện nay đó là tính theo dư nợ giảm dần và tính theo dư nợ ban đầu.
Đã từng xuất hiện rất nhiều ngân hàng công bố mức lãi suất vay chỉ 7 đến 8%/năm nhằm đánh vào tâm lý thích “lãi suất thấp” của khách hàng, tuy nhiên đây là mức lãi được tính theo dư nợ gốc ban đầu. Còn thực thế, các ngân hàng lại tính theo dư nợ giảm dần với mức 10 đến 11%/năm!
Chọn thời hạn vay phù hợp
Ngoài lãi suất, thì thời gian vay cũng là yếu tố mà các khách hàng nên lưu ý. Tùy vào mức thu nhập, cách chi tiêu và số tiền cần vay để bạn cân nhắc tới thời gian vay sao cho phù hợp nhất. Nếu như thu nhập của bạn chỉ ở mức thấp thì có thể kéo dài thời hạn vay, như thế thì số tiền gốc hàng tháng mà phải phải trả sẽ giảm xuống.
Ví dụ, bạn vay khoản tiền là 200 triệu đồng trong vòng 2 năm thì mỗi tháng bạn phải trả khoảng 16,5 triệu đồng tiền gốc chưa tính tiền lãi. Nếu thu nhập của bạn thấp thì khó có khả năng trả nổi, thì bạn có thể kéo dài thời hạn vay lên đến 3 năm. Khi đó, mỗi tháng bạn chỉ cần phải trả tầm 5,6 triệu đồng cùng với tiền lãi.
Dù vậy, bạn cũng đừng quên rằng thời gian vay tiền càng dài, số tiền phải trả hàng tháng càng ít tuy nhiên tổng số tiền mà bạn phải trả cho ngân hàng thì sẽ càng nhiều.
Một số lưu ý khác
- Các ngân hàng cho vay có mức lãi suất càng thấp thì điều kiện xét duyệt yêu cầu của nó càng khó.
- Lãi suất vay tiền tín chấp tại công ty tài chính ở bảng trên sẽ được áp dụng với khách hàng có hồ sơ tiêu chuẩn. Thực tế, với các khách không đủ tiêu chuẩn thì sẽ áp dụng mức lãi rất cao.
- Ngân hàng cho vay theo hình thức tín chấp thường yêu cầu lương chuyển khoản, trong khi vay tại công ty tài chính lại khá linh hoạt.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về lãi suất vay ngân hàng và cách tính lãi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Rất mong những thông tin trong bài viết trên sẽ có ích đối với việc vay vốn của bạn.